Xây dựng tương lai bền vững: Xu hướng công trình xanh
Biến đổi khí hậu, khan hiếm tài nguyên và đô thị hóa là những chủ đề nóng trong ngành xây dựng hiện nay. Tầm quan trọng của tính bền vững trong xây dựng được đánh giá cao, bởi gần 40% lượng khí thải CO2 toàn cầu và 36% việc sử dụng năng lượng toàn cầu gắn liền với xây dựng. Có thể nói, ngành Xây dựng là lĩnh vực có mức độ phát thải khí nhà kính và tiêu thụ tài nguyên nhiều nhất. Những con số trên minh họa nhu cầu ngày càng tăng đối với các giải pháp bền vững hơn trong ngành. Chính vì vậy, các công ty trong ngành xây dựng cần đóng vai trò tích cực và trách nhiệm trong việc hướng tới một tương lai bền vững hơn. Theo ông Nguyễn Trần Nam, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, cho biết công trình xanh thâm nhập vào Việt Nam từ năm 2007. Thế nhưng, sau một thập niên, đến nay chỉ có 60 công trình được nhận chứng chỉ xanh bền vững.
Xu hướng công trình xanh với nhiều lợi ích cho cộng đồng và doanh nghiệp
Lối sống bền vững nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo vệ hệ sinh thái và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên cho các thế hệ tương lai. Một trong những xu hướng bền vững hiện nay đó là phát triển công trình xanh. Bằng cách áp dụng các chiến lược xanh và bền vững, công ty tối đa hóa lợi ích môi trường ngắn hạn và dài hạn, đồng thời tiết kiệm chi phí xây dựng và vận hành. Hội đồng công trình xanh Việt Nam (VGBC) định nghĩa: “Công trình Xanh là công trình đạt được hiệu quả cao trong sử dụng năng lượng và vật liệu, giảm thiểu các tác động xấu tới môi trường; đồng thời được thiết kế để có thể hạn chế tối đa những tác động không tốt của môi trường xây dựng tới sức khỏe con người và môi trường”.
Có nhiều cách khác nhau để tăng tính bền vững của các tòa nhà, sau đây là một số đề xuất từ tạp chí Rethinking The future:
Thiết kế hiệu quả
Các kiến trúc sư ngày nay xem xét cách bố trí và vị trí của một tòa nhà ảnh hưởng đến hiệu quả năng lượng của chúng. Ví dụ, trong điều kiện khí hậu nóng, các kiến trúc sư hướng đến việc giảm lượng ánh sáng mặt trời chiếu vào công trình để giảm tải cho điều hòa không khí. Ngược lại, ở những vùng có khí hậu lạnh hơn, việc cho phép nhiều ánh nắng chiếu vào tòa nhà hơn có thể giảm chi phí sưởi ấm.Theo tính toán, các công trình xanh sẽ tiết kiệm cho chủ đầu tư từ 20-40% chi phí vận hành mỗi tháng nhờ thiết kế thông minh, quy trình vận hành được tính toán kỹ.
Tòa nhà thông minh
Xu hướng năng lượng và thiết bị thông minh phát triển mạnh mẽ trong một vài năm, nhưng giờ đây, xu hướng mới thậm chí còn sáng tạo hơn: tòa nhà thông minh. Các tòa nhà thông minh sử dụng tối ưu và ít năng lượng nhất có thể. Các tiện ích đều được tối ưu hóa và tự động hóa. Ví dụ, các cảm biến và bộ điều khiển tự động thay đổi hệ thống chiếu sáng, thông gió, làm mát và sưởi ấm, vì vậy không bị lãng phí. Các cảm biến này cũng có thể gửi dữ liệu trở lại cho người quản lý tòa nhà để họ có thể thực hiện các điều chỉnh nếu cần. Các báo cáo có thể ghi nhận nơi chất thải đang diễn ra và có thể gợi ý các đề xuất như lắp đặt các tấm pin mặt trời hoặc một tấm cách nhiệt.
Tối ưu hóa nguyên liệu thô
Theo tạp chí Archdaily, một cách tiếp cận khác là tìm cách tối ưu hóa việc sử dụng nguyên liệu thô. Bằng cách chọn đúng và sử dụng nguyên liệu thô hợp lý, hiệu năng sử dụng năng lượng như nước, điện… sẽ được nâng cao, từ đó tiết kiệm chi phí vận hành. Ngoài ra, các vật liệu được chứng nhận bởi các tổ chức, hội đồng công trình Xanh Việt Nam và thế giới luôn đạt các tiêu chí giảm thiểu tác động môi trường, không độc hại và bền vững.
Nhựa Đồng Nai đơn vị đầu tiên ở Việt Nam trong lĩnh vực ống nước đạt được chứng nhận uy tín Green Mark do Hội đồng Công trình Singapore (SGBC) chứng nhận vào năm 2021, thể hiện qua các tiêu chí : Dẫn nước uống an toàn với người sử dụng, sản phẩm thân thiện với môi trường và cam kết của Nhựa Đồng Nai trong việc tiết kiệm năng lượng nước/điện/ chất thải ra ngoài môi trường.
Bình luận