02/07/2021

Hướng dẫn kết nối ống PPR

Bước 1: Cắt ống thẳng góc

Bước 2: Đánh dấu chiều dài cần gia nhiệt

Bước 3: Vệ sinh đầu ống và mặt trong phụ kiện

Bước 4: Gia nhiệt ống và phụ kiện Đưa ống và phụ kiện vào khuôn gia nhiệt cho đến khi bề mặt cần gia nhiệt nóng chảy đều, không gia nhiệt quá vạch giới hạn.

Bước 5: Kết nối ống và phụ kiện. Sau khi gia nhiệt đạt yêu cầu, đưa phụ kiện lồng vào ống đến vạch giới hạn đã đánh dấu, giữ cố định chờ cho mối ghép kết nối hoàn toàn

 

Thời gian thao tác hàn lồng ống PPR

DN  Chiều sâu xâm  nhập (mm) Thời gian gia nhiệt  (giây) Thời gian ghép  nối (giây) Thời gian làm nguội  (phút)
20  17  3
25  17  3
32  20  4
40  21  12  4
50  25  18  5
63  30  24  6
75  32  30  10  8
90  36  40  10  8
110  40  50  15  10
125  45  58  11  10
140  45  68  13  10
160  50  80  15  15

Hướng dẫn thử áp tuyến ống PPR

1. Phạm vi áp dụng: 

Hướng dẫn này áp dụng cho việc thử áp suất thủy tĩnh hệ thống đường ống PP-R sau khi lắp đặt.  

 

2. Tài liệu tham khảo: 

Tiêu chuẩn DIN 1988: Drinking water – Installation. 

 

3.Định nghĩa/viết tắt: 

Áp suất danh nghĩa (PN):Áp suất tối đa (tính bằng bar) mà một hệ thống ống có thể chịu  được khi sử dụng liên tục ở nhiệt độ 20OC dưới các điều kiện phục vụ đã được quy định  không có đột biến về áp suất. 

PNmin: Áp suất danh nghĩa của bộ phận yếu nhất trên hệ thống thử nghiệm PT:Áp suất thử hệ thống 

Plv:Áp suất làm việc của hệ thống 

 

4. Nội dung: 

4.1. Thiết bị, dụng cụ thử: 

– Bơm lưu lượng. 

– Bơm tăng áp. 

– Đồng hồ đo áp suất (đã được kiểm định, cấp chính xác 0.5 bar). 

– Đầu bịt.

– Van xả khí. 

– Ống hút, ống nối… 

4.2. Các yêu cầu: 

– Trước khi thử: các mối nối hàn nhiệt phải được làm nguội hoàn toàn, bắt chặt lại các mối  lắp ghép cơ. 

– Trong khi thử: Tất cả các van trung gian trên tuyến ống được mở hoàn toàn, chỉ thử khi  tuyến ống được bịt các  

đầu bằng đầu bịt thích hợp, không thử khi bịt các đầu tuyến ống bằng cách đóng các van  trung gian trên tuyến ống. 

– Cấp áp suất tại điểm thấp nhất của tuyến ống và tại các điểm cao của tuyến ống thử phải  có van xả khí. 

– Áp suất thử: PT= 1.5 x Plv 

Lưu ý:Áp suất làm việc của ống tham khảo bảng Áp suất và tuổi thọ làm việc của ống nhựa  PP-R (C=1.5). 

– Do tính chất của nhựa PP-R, khi nhiệt độ phép thử thay đổi 10OC, tạo ra một sự co giãn  tương đương với việc tăng áp suất từ 0.5 đến 1 bar. Vì vậy, phép thử áp suất thủy tĩnh phải  được thực hiện ở nhiệt độ không đổi. 

4.3. Quy trình thử: 

– Lắp đầu bịt các đầu tuyến ống. Điền đầy nước vào tuyến ống từ điểm thấp nhất. Tốc độ điền đầy nước không được vượt quá khả năng của các van thoát khí. Xả khí từ tất cả các  điểm cao. 

Lưu ý:Việc xả khí là rất quan trọng vì nếu không khí còn trong tuyến ống sẽ làm cho kết  quả thử không chính xác hoặc có thể gây nguy hiểm cho tuyến ống thử. 

– Đóng tất cả các van xả khí và van nạp sau khi toàn bộ hệ thống ống thử đã được điền đầy  nước và không khí đã được đẩy ra khỏi hệ thống hoàn toàn. 

– Kiểm tra sơ bộ độ kín của tất cả các khớp nối. Nếu phát hiện có điểm rò rỉ, cần phải được  sửa chữa và thực hiện quá trình thử lại từ đầu. 

– Cho tuyến ống thử đầy nước trong ít nhất 2 giờ trước khi tạo áp suất thử để cân bằng nhiệt  độ. 

– Phép thử áp suất thủy tĩnh bao gồm 2 giai đoạn: thử sơ bộ, thử chính. 

Giai đoạn 1: Giai đoạn thử sơ bộ

– Khi tuyến ống đã đầy nước và khí đã được đẩy hoàn toàn ra ngoài, tăng dần áp suất trong  tuyến ống thử đến áp suất thử yêu cầu (PT) theo sơ đồ hình 1 trong 30 phút đầu (trong giai  đoạn này, tăng áp suất đến áp suất thử sau mỗi 10 phút – tăng 2 lần trong giai đoạn này) 

– Ghi lại áp suất sau 30 phút. Tiếp tục ghi lại mức áp suất sau 30 phút tiếp theo. Nếu áp  suất không giảm quá 0.6 bar và không quan sát thấy bất kỳ hiện tượng rò rỉ nào, tiếp tục  giai đoạn phép thử chính. 

Giai đoạn 2: Giai đoạn thử chính 

– Không tăng áp suất, giữ nguyên phép thử trong 2 giờ. Sau 2 giờ, áp suất không được giảm  quá 0.5 bar. 

4.4. Kết quả phép thử: 

– Nếu không quan sát thấy hiện tượng rò rỉ và áp suất từ phút thứ 30 đến phút thứ 60 trong  giai đoạn thử sơ bộ không giảm quá 0.6 bar và áp suất trong giai đoạn thử chính không  giảm quá 0.5 bar, tuyến ống thử là đạt yêu cầu. 

4.5. Thử nghiệm lại: 

– Nếu cần thiết thử lại áp suất, phải tiến hành xả áp suất và khắc phục các điểm rò rỉ trong  tuyến ống thử. Tuyệt đối không tiến hành sửa chữa lỗi khi chưa xả hết áp suất trong hệ thống. Sau khi khắc phục các điểm rò rỉ, có thể tiến hành thử nghiệm lại theo các bước như  trên. 

– Xả áp suất: Xả áp suất hệ thống bằng cách giảm áp suất hay xả nước có kiểm soát tốc độ.  Không tiến hành xả áp suất đột ngột, có thể gây nguy hiểm cho hệ thống. 

4.6. Hoàn thành: 

Sau khi kết thúc quá trình thử nghiệm, xả áp suất hệ thống, tháo các đầu bịt và các thiết bị thử áp suất ra khỏi hệ thống ống đã thử.

 

5. QUY TRÌNH THỰC HIỆN

5.1. Gá lắp, cân chỉnh

  • Lau sạch ống & Phụ kiện
  • Gá lắp 2 đầu ống/phụ kiện vào bộ khung kẹp
  • Kẹp chặt 2 đầu ống/phụ kiện
  • Giữ khoảng trống giữa 2 đầu ống vừa đủ cho máy bào hoạt động
  • Cân chỉnh độ thẳng hàng

5.2. Bào phẳng

  • Đưa máy bào vào giữa, bào phẳng 2 mặt đầu ống/phụ kiện
  • Kiểm tra 2 mặt ống/phụ kiện vừa bào. Đảm bảo bề mặt không trầy xước, có ba via
  • Lấy bỏ hoàn toàn các mảnh phôi bào bên trong và bên ngoài ống
  • Kiểm tra độ khít mặt

5.3. Gia nhiệt

  • Dịch chuyển 1 đầu ống ra xa
  • Đặt bản nhiệt vào giữa rồi dịch chuyển ống trở vào
  • Ép nhẹ sao 2 mặt đầu ống/phụ kiện tiếp xúc hoàn toàn với bề mặt bản nhiệt.
Chia sẻ:

Bình luận